Công ty cổ phần Đức Thuận là đơn vị chuyên thiết kế PCCC cho các công trình, chung cư cao tầng, nhà xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,…
Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống PCCC tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những phương án PCCC tối ưu nhất về chi phí thiết kế, chi phí thẩm duyệt,…
Sau nhiều năm phát triển và làm việc trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi đã thành công và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức thiết kế hệ thống PCCC, bóc tách khối lượng, lên dự toán một cách chi tiết phù hợp với từng loại công trình.
1. Các tài liệu thiết kế và tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn PCCC.
- Bản vẽ Thiết kế xây dựng: Kiến trúc, mặt cắt đứng, mặt cắt ngang, mặt bằng mái.
- Bản vẽ thiết kế PCCC: Cấp nước chữa cháy vách tường từng khu vực, chữa cháy tự động, thiết kế cụm bơm chữa cháy.
- Bản vẽ hệ thống báo cháy tự động gồm: Tủ trung tâm, đầu báo khói beam, nút nhấn khẩn, còi báo cháy.
- Bản vẽ chống sét: mặt bằng chống sét, bố trí tiếp địa, bố trí kim thu sét.
- Hệ thống thông gió chống tụ khói.
2. Thuyết minh tổng thể hệ thống chữa cháy:
- Vị trí địa lý, kết cấu nhà máy, lối thoát hiểm, thoát nạn, bố trí vị trí lắp bơm PCCC, bố trí họng nước chữa cháy, trụ tiếp nước.
- Thuyết minh nội quy an toàn trong chữa cháy.
3. Nội dung bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể khu đất (Hệ thống chữa cháy ngoài nhà)
- Bản vẽ chi tiết bố trí trang thiết bị PCCC
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt
- Thống kê khối lượng bản vẽ thi công
- Thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC
- Lập dự toán chi phí thi công
4. Thiết Kế Hệ Thống Chữa Cháy
Mỗi hệ thống chữa cháy cần được thiết kế để đáp ứng những tiêu chuẩn riêng biệt tương ứng với từng TCVN, tuy nhiên tất cả các hệ thống đều phải đáp ứng chung những yêu cầu như được trình bày ở phần dưới đây.
Theo TCVN 5760:1993, khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải:
- Căn cứ vào loại đám cháy, tính chất nguy hiểm cháy và khối lượng chất cháy có trong công trình và hiệu quả chữa cháy của các hệ thống.
- Hệ thống chữa cháy phải đầy đủ các bộ phận cần thiết bao gồm: bộ phận báo động, bộ phận điều khiển; bộ phận cung ứng, dự trữ chất chữa cháy; bộ phận phân bố chất chữa cháy và đầu phun, lăng phun; bộ phận đường ống và bộ phận cung cấp điện.
- Ở các hệ thống chữa cháy bằng tay và bán cố định, cho phép giảm bớt những bộ phận xét thấy không cần có trong hệ thống.
- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải đảm bảo lưu lượng chất chữa cháy. Lưu lượng chất chữa cháy phụ thuộc vào loại chất chữa cháy, chất cháy, diện tích và thể tích cần chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo đủ áp lực đưa chất chữa cháy vào nơi cháy.
- Bộ phận cung ứng dự trữ chất chữa cháy phải đảm bảo hoạt động thường xuyên và phải có lượng dự trữ phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy theo các tiêu chuẩn TCVN 2622:1978 và TCVN 5307:1991.
- Bộ phận phân bố chất chữa cháy, đầu phun và lăng phun phải đảm bảo phủ kín chất chữa cháy lên bề mặt chất cháy, diện tích chữa cháy và tỉ lệ phần trăm cần thiết kế khi chữa cháy thể tích.
- Phải sử dụng đầu phun, lăng phun phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy.
- Bộ phận báo động phải đảm bảo hoạt động bình thường. Khi chữa cháy phải phát tín hiệu báo động.
- Bộ phận cung cấp điện phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho hệ thống chữa cháy hoạt động. Phải có nguồn cung cấp điện dự phòng để kịp thời thay thế khi nguồn chính bị ngắt điện.
- Thuyết minh về kết cấu và nguyên lí hoạt động của hệ thống.
- Các thông số kĩ thuật.
- Tài liệu tính và xác định các thông số kĩ thuật.
- Bản hướng dẫn kiểm tra chức năng của hệ thống và tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật.
- Các bản vẽ kĩ thuật.